Ô tô: Bật điều hòa lấy gió trong có bị ngạt khí? Ưu điểm và nhược điểm của lấy gió trong và lấy gió ngoài

Thứ ba, 11:29, 27/12/2022
 ô tô điều hòa lấy gió trong có bị ngạt khí, ưu điểm và nhược điểm của chế độ lấy gió trong lấy gió ngoài, ưu điểm lấy gió trong, nhược điểm lấy gió trong, ưu điểm lấy gió ngoài, nhược điểm lấy gió ngoài, ô tô bật điều hòa thế nào cho đúng cách, ô tô điều hòa lấy gió trong có bị ngạt khí, ưu điểm và nhược điểm của chế độ lấy gió trong lấy gió ngoài, ưu điểm lấy gió trong, nhược điểm lấy gió trong, ưu điểm lấy gió ngoài, nhược điểm lấy gió ngoài, ô tô bật điều hòa thế nào cho đúng cách, ô tô điều hòa lấy gió trong có bị ngạt khí, ưu điểm và nhược điểm của chế độ lấy gió trong lấy gió ngoài, ưu điểm lấy gió trong, nhược điểm lấy gió trong, ưu điểm lấy gió ngoài, nhược điểm lấy gió ngoài, ô tô bật điều hòa thế nào cho đúng cách, ô tô điều hòa lấy gió trong có bị ngạt khí, ưu điểm và nhược điểm của chế độ lấy gió trong lấy gió ngoài, ưu điểm lấy gió trong, nhược điểm lấy gió trong, ưu điểm lấy gió ngoài, nhược điểm lấy gió ngoài, ô tô bật điều hòa thế nào cho đúng cách

Ô tô hiện nay khi bật điều hòa sẽ có 2 chế độ lấy gió, lấy gió tronglấy gió ngoài.

Với lấy gió trong, điều hòa sẽ lấy nguồn không khí từ trong xe để làm mát.
- Ưu điểm: Không khí nhanh được làm mát, tránh được các loại khí bẩn đang ô nhiễm bên ngoài (nếu đi qua những nơi đang có khói, bụi, mật độ ô nhiễm cao). Nên chọn lấy gió trong khi di chuyển khu vực ô nhiễm nhiều khói bụi, lái xe dưới trời mưa hay thời tiết ẩm ướt.
- Nhược điểm: Lượng khí ô xi sẽ giảm dần, lượng khí Cacbonic CO2 tăng dần, do người thở ra, nên nếu để lâu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu khí Oxi và người ngồi trong xe có thể rơi vào cảm giác buồn ngủ.

Với lấy gió ngoài, điều hòa sẽ lấy nguồn không khí từ ngoài xe để làm mát.
- Ưu điểm: Không khí được lưu thông với bên ngoài nên hàm lượng khí Oxi dồi dào, dễ thở, thoải mái, nếu đi qua những vùng có thiên nhiên, không khí trong lành thì bật lấy gió ngoài rất tốt.
- Nhược điểm: Thời gian làm mát có thể lâu hơn với lấy gió trong. Nếu đi qua những vùng đang có không khí ô nhiễm, khói bụi mù mịt, sẽ vô tình lấy theo cả những khói bụi bên ngoài vào. Vì thế khi đi qua nơi có chất lượng không khí không tốt, nên nhanh chóng chuyển sang chế độ lấy gió trong.

Lưu ý: Khi đỗ xe một chỗ tại những nơi không có sự lưu chuyển không khí xung quanh, không có gió thổi xung quanh, khi bật chế độ lấy gió ngoài, rất có thể điều hòa sẽ hút vào chính lượng khí Cacbonic CO2 từ ống xả của động cơ thải ra, và điều đó có thể nhanh chóng làm hàm lượng khí Cacbonic trong xe cao lên nhanh hơn bình thường, có thể dẫn đến ngạt khí, vì thế không nên bật chế độ lấy gió ngoài tại nơi không khí vắng lặng và ngủ trong xe, điều đó rất nguy hiểm, có thể làm bạn bị ngạt và bị lịm đi lúc nào không hay, nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý: Nếu bạn đi xe trong đường ngập nước, thì cần tắt điều hòa và quạt gió, dù là lấy gió trong hay ngoài đều cần tắt, điều này giúp đảm bảo an toàn và tránh các ảnh hưởng xấu tới xe. Tắt điều hòa giúp tránh bị rác bẩn theo nước trôi vào, mắc kẹt trong cánh quạt ở khoang máy. Nếu không khí bên trong xe quá bí, nóng, bạn có thể mở hé cửa kính.

Kết luận: Chính vì những ưu điểm và nhược điểm của 2 chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài như trên, bạn nên kết hợp lấy gió theo cả 2 cách cho phù hợp, tùy theo tình hình thực tế. Ví dụ bạn thích lấy gió trong, thỉnh thoảng khoảng 1 tiếng 1 lần nên bật chế độ lấy gió ngoài khoảng 10 phút để tăng lại hàm lượng khí Oxi trong xe, tránh tình trạng người ngồi trong xe bị thiếu Oxi và rơi vào cảm giác buồn ngủ.

Bình luận

Mới nhất

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mua & bán ô tô mới và đã qua sử dụng dễ dàng với Carlist | Thông tin đầy đủ và tốt nhất về xe ô tô | Carlist


Copyright © 2024 carlist.vn

Điều khoản sử dụng . Chính sách bảo mật